Trang

Thứ Sáu, 17 tháng 12, 2010

Đề cương môn Tin Học Đại cương

Đây là đề cương ôn tập của năm nay. Chúc các em thi tốt.


ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP

Học phần: TIN HỌC ĐẠI CƯƠNG
Hình thức thi: TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN
ĐỐI TƯỢNG: CHÍNH QUI, K46 Học kỳ I,  năm học 2010-2011


Chương I: Những khái niệm cơ bản của Tin học

-         Thông tin, biểu diễn thông tin trong máy tính điện tử (Khái niệm mã hóa; Hệ đếm, các loại hệ đếm, công thức chuyển đổi các số trong các hệ đếm khác nhau); Đơn vị đo thông tin.
-         Tin học, phần cứng, phần mềm cho MTĐT
-         Máy tính điện tử: khái niệm, đặc điểm, cấu tạo, chức năng hoạt động
-         Máy vi tính: khái niệm, đặc điểm, cấu tạo, chức năng hoạt động
-         Thuật toán, chương trình, ngôn ngữ lập trình
-         Kiểm tra  kết quả thực hiện của 1 thuật toán cho trước.

Chương II: Hệ điều hành cho MTĐT

-         Khái niệm chung về HĐH, quản lí thông tin trên MTĐT
-         Hệ điều hành MS-DOS: Giới thiệu; Một số lệnh thông dụng của HĐH MS-DOS: DIR, MD, CD, RD, COPY, REN, DEL, TYPE.
-         Hệ điều hành WINDOWS: giới thiệu; quản lý tệp và thư mục bằng My Computer hoặc Windows Explorer; Biểu tượng và cửa sổ trong Windows; Các thao tác với tệp và thư mục; Làm việc với các chương trình và ứng dụng trong Windows; Làm việc với Control Panel.

Chương III:  Hệ soạn thảo văn bản Microsoft Word

-         Hệ soạn thảo văn bản MS: Giới thiệu chung MS Word; Khởi động và kết thúc làm việc với  MS Word; Soạn thảo và hiệu chỉnh văn bản;  Các thao tác với tệp văn bản: Tạo, Ghi (lưu), Mở tệp văn bản.
-         Định dạng văn bản: Định dạng ký tự; Định dạng đoạn văn bản; Tạo khung và tô màu nền văn bản; Định khoảng cách Tab Stop; Đặt chế độ phân chia trang thành dạng cột báo (column); Điền các dấu đầu đoạn; Tạo chữ lớn đầu đoạn (Drop Cap).
-         Chèn các đối tượng vào văn bản: Chèn các ký hiệu đặc biệt (symbol); Chèn Text Box; Chèn chữ nghệ thuật; Chèn ảnh; Sử dụng các công cụ Drawing và AutoShapes để vẽ các đối tượng; Chèn công thức toán học.
-         Tạo bảng và làm việc với bảng: Tạo bảng;  Hiệu chỉnh bảng;  Định dạng bảng; Sắp xếp dữ liệu trong bảng; Thiết kế trang in và in (Chèn số trang, đầu trang và chân trang ;  Định dạng trang in;  Xem trước khi in; In ấn).

Chương IV:  Bảng tính điện tử  Microsoft Excel

-         Giới thiệu chung về MS Excel: Giới thiệu chung về Microsoft Excel; Cấu trúc và các thao tác với tệp bảng tính (WorkBook)
-         Tổ chức và quản lý tệp bảng tính (Workbook): Sử dụng các loại địa chỉ; Các loại (kiểu) dữ liệu;
-         Hàm trong Excel:
+ Một số phép tính: Phép tính: +, -, *, / , ^,  %, &
+ Một số hàm thông dụng: INT, MOD, ABS, ROUND, COUNT, COUNTA, COUNTIF, LEFT, RIGHT, SUM,  SUMIF , AVERAGE, NOT, OR, AND, IF,  LOWER, UPPER,  TODAY,
-         Hiệu chỉnh và định dạng bảng tính (Worksheet); Hiệu chỉnh dữ liệu; Tự động điền dữ liệu; Chèn, xóa ô, hàng, cột ;  Định dạng ô, hàng, cột;  Định dạng tự động; Chèn các đối tượng vào bảng tính (Chèn hình ảnh; Chèn chữ nghệ thuật; Sử dụng các công cụ vẽ;  Biểu đồ).
-         Quản trị cơ sở dữ liệu (Khái niệm: CSDL, vùng CSDL, vùng tiêu chuẩn, vùng trích rút dữ liệu);
-         Sắp xếp CSDL
-         Lọc, rút trích và xóa các bản ghi
-         Thiết lập trang in và in:  Định dạng trang in; Tạo miền in và xem trước khi in; In bảng tính .

Chương V: Mạng máy tính

-         Khái niệm cơ bản về mạng máy tính: Mạng máy tính; Kiến trúc mạng máy tính
-         Mạng LAN: Khái niệm; Chia sẻ tài nguyên mạng; Khai thác tài nguyên mạng
-         Mạng Internet: Khái niệm; Giao thức mạng và địa chỉ IP; Tên miền (Domain Name).
-         Các dịch vụ cơ bản trên mạng Internet.

Một số tổ hợp phím tắt sử dụng trong Windows, MS Word và MS Excel:
Ctrl+A, Ctrl +O, Ctrl +N, Ctrl +S, Ctrl +X, Ctrl +C, Ctrl +V,  Ctrl +P, Shift + Enter, Shift+Tab.
 Alt+F4, Ctrl+F4,  Ctrl+J, Ctrl +U, Ctrl+I, Shift + Delete

Thứ Ba, 23 tháng 11, 2010

Tài liệu môn PTTKHT tham khảo

Các em download ở link sau:
Toàn bộ các chương:
http://www.mediafire.com/?1vmnarqcgip6ia3
Chương 2 PTTK hướng chức năng chi tiết:
http://www.mediafire.com/?glco0x3d5hy8xw7
 Chúc các em học tốt
Thủy

Thứ Năm, 18 tháng 11, 2010

Tài liệu tham khảo môn Tin học Đại cương

Các em download theo đường link sau để lấy tài liệu tham khảo môn Tin học Đại cương nhé:
http://www.mediafire.com/?h1msbxhgowb58eu

Thứ Ba, 16 tháng 11, 2010

Su dung Powerpoint

Các em lấy ở lấy ở link sau:
http://www.mediafire.com/?3we534fkssi0r33

Thứ Hai, 15 tháng 11, 2010

Chủ Nhật, 14 tháng 11, 2010

PTTKHT với Power Designer

Sử dụng Power Designer sẽ xây dựng được một bản PTTK hệ thông hoàn chỉnh. Hơn thế nữa, nó còn có thể tự sinh các dòng lệnh SQL, Table hoặc Report.
Link down load phần mềm: http://khoahockithuat.blogspot.com/2009/10/power-design-125.html

Link download hướng dẫn:
 

Thứ Bảy, 13 tháng 11, 2010

sử dụng Rational Rose

Đây là đường link để download cách sử dụng Rational Rose như thế nào cơ bản.
http://www.mediafire.com/file/kvlsqcvyfhif3f1/Huong%20dan%20su%20dung%20Rational%20Rose.rar
Các em down về và xem bằng Flash
.

Thứ Năm, 11 tháng 11, 2010

Vị trí đứng tên tác giả trong một bài báo KH

Ai là người đứng tên tác giả và vị trí của chúng trên một bài báo khoa học thế nào. Bài viết trên TuanVietnamnet sẽ nói rõ ràng một sự phân tích trong vấn đề này.
Xem link: http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/2010-11-12-cuop-cong-khoa-hoc-va-nhung-con-ma-tac-gia-

Thực ra chỉ có ở VN khi mà người chẳng có công đóng góp gì (sếp) mới đòi nhận đứng tên số 1, hoặc giả học viên (Nghiên cứu sinh, hoặc Thạc sĩ) ko tự tin vào khả năng của mình thì hay đưa thêm tên những người mà họ cho là có thẩm quyền, hoặc uy tín để đứng tên số 1 cho bài báo, mặc dù họ chả có đóng góp gì. Đối với các Giáo sư nước ngoài nếu muốn ghi tên họ vào thì phải thảo luận trước, và họ chỉ đứng tên nếu như họ có đóng góp thật sự, và sẽ đứng từ thứ 2 trở đi.
Bảng chỉ ra dưới đây được trích dẫn từ tập san Lancet:
 Yank V, Rennie D. Disclosure of researcher contributions: a study of original research articles in the Lancet.  Ann Int Med 1999; 130:661-70.
Bảng 1.  Đóng góp trong một các báo khoa học trên tập san Lancet: phần trăm đóng góp
Đóng góp
Tác giả số 1
Tác giả số 2
Tác giả số 3
Tác giả chót
1. Soạn thảo bài báo
83.5
67.3
54.3
80.0
2. Thiết kế nghiên cứu
58.3
44.5
38.1
52.2
3. Phân tích hay diễn giải dữ kiện
51.3
38.2
25.7
32.2
4. Thu thập dữ kiện
27.0
27.3
25.7
13.9
5. Điều hợp công trình nghiên cứu
42.6
14.5
15.2
17.4
6. Phân tích lâm sàng
11.3
14.5
19.0
11.3
7. Phân tích cơ bản
7.0
12.7
12.4
9.6
8. Phân tích thống kê
8.7
11.8
12.4
7.0
9. Cố vấn về thiết kế nghiên cứu
7.0
10.9
8.6
15.7
10. Quản lí dữ kiện
5.2
10.9
11.4
1.7

Nguồn: Yank and Rennie, Annals of Internal Medicine 1999; 130:661-70.  Chẳng hạn như con số 83.5% trong cột "Tác giả 1" có nghĩa là 83.5% bài báo là do tác giả 1 soạn thảo. (Theo TuanVietnamnet).

Về cơ bản nên hội tụ để viết tên lên bài báo với các % đóng góp sau:
Tác giả số 1 (71%), tác giả 2 (60%), tác giả 3 (47%), tác giả chót (69%) (Theo Tuan Vietnamnet).

Thứ Tư, 10 tháng 11, 2010

Một số gợi ý cho việc phân tích thiết kế hệ thống

I. Lựa chọn đề tài
  • Tìm hiểu lĩnh vực mà mình yêu thích và quan tâm, hoặc nhắm đích tới. Việc tìm hiểu này thông qua Internet, người quen ở lĩnh vực đó,...
  • Nghiên cứu nó trong một môi trường thực tế. Bằng cách hỏi, đến tận nơi, xin đi làm Intership (không có lương), mục đích để va chạm, và tìm hiểu. Trong trường hợp ko có thực tế thì tham khảo ở Internet.
II. Phân tích yêu cầu
  • Liệt kê các yêu cầu của họ (bằng các phương pháp như: hỏi, phỏng vấn, điều tra,...), và bổ sung của mình. Chú ý có thể làm nhẹ yêu cầu của họ tới mức có thể hình dung, và cho phù hợp với năng lực của mình.
  • Phân tích các yêu cầu cho việc xây dựng các sơ đồ cần thiết
  • Định hình các yếu tố về CSDL cần thiết
  • Xây dựng mô hình lớp
  • Mô hình hóa yêu cầu: xác đinh tác nhân (Actor, Usecase,..)
III. Phân tích và thiết kế hệ thống
  • Xây dựng sơ đồ BDF, sơ đồ thực thể quan hệ
  • Xây dựng các sơ đồ chức năng(theo hương chức năng) hoặc sơ đồ quan niệm theo hướng đối tượng; xây dựng lược đồ Use Case, lớp ở mức chi tiết.
  • Thiết kế báo biểu
  • Thiết kế Forms cho hệ thống
  • Viết từ điển dữ liệu
....
IV. Cài đặt bằng cách viết code hoặc thể hiện trên một số phần mềm ứng dụng
....

Danh mục đề tài nghiên cứu khoa học

Đây là danh mục gợi ý, các em có thể bổ sung thêm cho nhiều vào danh sách.
1. Quản lý Xuất Nhập Tồn Kho Hàng Hóa
2. Quản lý Theo dõi Công nợ
3. In Hóa đơn khách hàng (Tạo mẫu biểu HĐ bằng EXCEL)
4. Quản lý hợp đồng mua bán
5. Quản lý hợp đồng lao động
6. In Phiếu Thu Chi
7. Quản Lý Lương Hành chính
8. Kế toán Lương doanh nghiệp
9. Lập hợp đồng lao động sử sụng WORD và EXCEL
10. Qlý điểm học sinh PThông
....

Thứ Hai, 25 tháng 10, 2010

Nghien cuu Khoa hoc

Chúng ta nên biết phân biệt giữa việc nghiên cứu khoa học với các việc như phát triển dự án, hay cần phải nắm rõ khái niệm khoa học và nghiên cứu khoa học. Bài viết sau đây của tác giả: PGS.TS. Nguyễn Bảo Vệ,  ThS. Nguyễn Huy Tài Nguồn: vocw.edu.vn có thể làm sáng tỏ phần nào về vấn đề đó.
Khoa học
Khoa học là quá trình nghiên cứu nhằm khám phá ra những kiến thức mới, học thuyết mới, … về tự nhiên và xã hội. Những kiến thức hay học thuyết mới nầy, tốt hơn, có thể thay thế dần những cái cũ, không còn phù hợp. Thí dụ: Quan niệm thực vật là vật thể không có cảm giác được thay thế bằng quan niệm thực vật có cảm nhận.
Như vậy, khoa học bao gồm một hệ thống tri thức về qui luật của vật chất và sự vận động của vật chất, những qui luật của tự nhiên, xã hội, và tư duy. Hệ thống tri thức này hình thành trong lịch sử và không ngừng phát triển trên cơ sở thực tiễn xã hội. Phân biệt ra 2 hệ thống tri thức: tri thức kinh nghiệm và tri thức khoa học.
- Tri thức kinh nghiệm: là những hiểu biết được tích lũy qua hoạt động sống hàng ngày trong mối quan hệ giữa con người với con người và giữa con người với thiên nhiên. Quá trình nầy giúp con người hiểu biết về sự vật, về cách quản lý thiên nhiên và hình thành mối quan hệ giữa những con người trong xã hội. Tri thức kinh nghiệm được con người không ngừng sử dụng và phát triển trong hoạt động thực tế. Tuy nhiên, tri thức kinh nghiệm chưa thật sự đi sâu vào bản chất, chưa thấy được hết các thuộc tính của sự vật và mối quan hệ bên trong giữa sự vật và con người. Vì vậy, tri thức kinh nghiệm chỉ phát triển đến một hiểu biết giới hạn nhất định, nhưng tri thức kinh nghiệm là cơ sở cho sự hình thành tri thức khoa học.
- Tri thức khoa học: là những hiểu biết được tích lũy một cách có hệ thống nhờ hoạt động NCKH, các họat động nầy có mục tiêu xác định và sử dụng phương pháp khoa học. Không giống như tri thức kinh nghiệm, tri thức khoa học dựa trên kết quả quan sát, thu thập được qua những thí nghiệm và qua các sự kiện xảy ra ngẫu nhiên trong hoạt động xã hội, trong tự nhiên. Tri thức khoa học được tổ chức trong khuôn khổ các ngành và bộ môn khoa học (discipline) như: triết học, sử học, kinh tế học, toán học, sinh học,…
-----------------------
Nghiên cứu khoa học

Nghiên cứu khoa học là một họat động tìm kiếm, xem xét, điều tra, hoặc thử nghiệm. Dựa trên những số liệu, tài liệu, kiến thức,… đạt được từ các thí nghiệm NCKH để phát hiện ra những cái mới về bản chất sự vật, về thế giới tự nhiên và xã hội, và để sáng tạo phương pháp và phương tiện kỹ thuật mới cao hơn, giá trị hơn. Con người muốn làm NCKH phải có kiến thức nhất định về lãnh vực nghiên cứu và cái chính là phải rèn luyện cách làm việc tự lực, có phương pháp từ lúc ngồi trên ghế nhà trường.
-------------------------
Đề tài nghiên cứu khoa học
Khái niệm đề tài
Đề tài là một hình thức tổ chức NCKH do một người hoặc một nhóm người thực hiện. Một số hình thức tổ chức nghiên cứu khác không hoàn toàn mang tính chất nghiên cứu khoa hoc, chẳng hạn như: Chương trình, dự án, đề án. Sự khác biệt giữa các hình thức NCKH nầy như sau:
·         Đề tài: được thực hiện để trả lời những câu hỏi mang tính học thuật, có thể chưa để ý đến việc ứng dụng trong hoạt động thực tế.
·         Dự án: được thực hiện nhằm vào mục đích ứng dụng, có xác định cụ thể hiệu quả về kinh tế và xã hội. Dự án có tính ứng dụng cao, có ràng buộc thời gian và nguồn lực.
·         Đề án: là loại văn kiện, được xây dựng để trình cấp quản lý cao hơn, hoặc gởi cho một cơ quan tài trợ để xin thực hiện một công việc nào đó như: thành lập một tổ chức; tài trợ cho một hoạt động xã hội, ... Sau khi đề án được phê chuẩn, sẽ hình thành những dự án, chương trình, đề tài theo yêu cầu của đề án.
·         Chương trình: là một nhóm đề tài hoặc dự án được tập hợp theo một mục đích xác định. Giữa chúng có tính độc lập tương đối cao. Tiến độ thực hiện đề tài, dự án trong chương trình không nhất thiết phải giống nhau, nhưng nội dung của chương trình thì phải đồng bộ.
Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
·         Đối tượng nghiên cứu: là bản chất của sự vật hay hiện tượng cần xem xét và làm rõ trong nhiệm vụ nghiên cứu.
·         Phạm vi nghiên cứu: đối tượng nghiên cứu được khảo sát trong trong phạm vi nhất định về mặt thời gian, không gian và lãnh vực nghiên cứu.
Mục đích và mục tiêu nghiên cứu
Khi viết đề cương nghiên cứu, một điều rất quan trọng là làm sao thể hiện được mục tiêu và mục đích nghiên cứu mà không có sự trùng lấp lẫn nhau. Vì vậy, cần thiết để phân biệt sự khác nhau giữa mục đích và mục tiêu.
·         Mục đích: là hướng đến một điều gì hay một công việc nào đó trong nghiên cứu mà người nghiên cứu mong muốn để hoàn thành, nhưng thường thì mục đích khó có thể đo lường hay định lượng. Nói cách khác, mục đích là sự sắp đặt công việc hay điều gì đó được đưa ra trong nghiên cứu. Mục đích trả lời câu hỏi “nhằm vào việc gì?”, hoặc “để phục vụ cho điều gì?” và mang ý nghĩa thực tiển của nghiên cứu, nhắm đến đối tượng phục vụ sản xuất, nghiên cứu.
·         Mục tiêu: là thực hiện điều gì hoặc hoạt động nào đó cụ thể, rõ ràng mà người nghiên cứu sẽ hoàn thành theo kế hoạch đã đặt ra trong nghiên cứu. Mục tiêu có thể đo lường hay định lượng được. Nói cách khác, mục tiêu là nền tảng hoạt động của đề tài và làm cơ sở cho việc đánh giá kế hoạch nghiên cứu đã đưa ra, và là điều mà kết quả phải đạt được. Mục tiêu trả lời câu hỏi “làm cái gì?”.

Thứ Tư, 8 tháng 9, 2010

How to organize an disertation

Research Report should be organized as follows:
  • Abstract
  • Introduction
  • Methods
  • Results
  • Discussion
  • List of references

1. Abstract (1 page maximum)

The abstract must be the first page of your submission. Begin by restating your project title at the top of the abstract and place your confirmation number in the upper right-hand corner. The abstract should be no more than one page. It should succinctly state the purpose of the study or investigation, the basic methods (procedures for collection or selection of data and analytical methods), results (specific findings of importance) and the principal conclusions. The abstract should emphasize what is new or important about your study.
Tip: Write your abstract after you write your full Research Report. This way, the elements you include in your abstract are organized and easy to summarize.

2. Research Report

Your Introduction should state the purpose and rationale for your project. In it, you should state your research question succinctly, but thoroughly. The Introduction should state why it is important to address this question, describe the population to be studied, and identify how your research result could make a difference.
Methods: the "how" section (2-8 pages recommended)
The Methods section lets you explain to other researchers how you conducted your study. It should be detailed enough to allow another researcher to replicate your procedures. In this section you should:
  • Explain your study design
  • Outline your procedures for data collection, including how and why you chose your data source. Explain all processes used for selecting and processing data, including those used for obtaining permission to use personal data (if applicable).
  • Identify the age, gender and other characteristics that made up inclusion criteria for the study population and explain why, if applicable.
  • Explain the sampling technique, that is, how the participants in the study were chosen.
  • Describe what material you obtained from subjects and how you obtained it, if applicable.
  • If there was an exposure or intervention (e.g., exposure to a possible toxin or protective factor; a natural experiment due to a change in policy or regulation; or a preventative or therapeutic maneuver, such as a behavioral change program) describe the essential features, including duration and intensity.
  • Define the primary outcome measure for the study. Generally, you should determine how you to measure the outcome before you begin collecting data. Tell us if the defined outcome measure changed during the research period and, if so, why. For example, the outcome measure for a project investigating the effectiveness of a community intervention to reduce obesity might be a 50% increase in average physical activity level. How would this be defined and measured?
  • Explain the analytical methods used. Describe your statistical methods with enough detail so that a knowledgeable person with access to your original information can verify the results you report. Be sure to give standard references for statistical methods. Tell us why the analyses you carried out were appropriate for your study design.
Results: what did you find? (2-8 pages recommended)
The Results section is where you present the answer to the question posed by your project.
  • Present your results in a logical sequence in the text, tables and illustrations.
  • Try not to repeat information in your text that is shown in your tables and figures; instead summarize the findings from each table and figure. Do not include tables listing each participant and their data points—that is your database, not your results!
  • Describe the key quantitative findings, as well as the statistical tests assessing significance. For example, if your project explores the possibility of a causal relationship between use of cellular telephones and rates of brain cancer, you should report the rates of brain cancer in cell phone users and nonusers, in addition to presenting the results of the statistical test (the "p" value) for the difference in rates. Only reporting the p value would not sufficiently convey your findings.
Tip: You don't need to give a laundry list of every analysis you performed or could have performed. Your readers are more impressed if you can pick out and present the most salient results.
Discussion: what do your results mean? (8-16 pages recommended)
In the Discussion section, describe how your results fit or do not fit with previous research studies.
  • Emphasize the new and important aspects of your project, and the conclusions that justifiably can be drawn from the findings.
  • Describe the meaning and implications of your results. Provide sufficient detail to support your interpretation.
  • Discuss the strengths and limitations of the study.
  • Link your conclusions to the objectives of your project; avoid unqualified statements that are not completely supported by the data.
  • Explain how your conclusions could lead to follow-up research.
  • Outline any unanswered questions related to the project and explain how those could be addressed in a subsequent study.
  • Discuss ways in which you might improve upon or modify the study to move the results forward.
3. References
Every citation in your text must have a corresponding reference listed in alphabetical order at the end of your Research Report. Research Reports found to have improper or omitted citations, whether intentional or unintentional, will be disqualified. Review the Academic Integrity section of the research project guidelines.
  • Follow American Psychological Association (APA) editorial style for citations and references.
  • When using APA format, follow the author-date method of in-text citation. This means that the author's last name and the year of publication for the source should appear in the text, e.g., (Jones, 1998), and a complete reference should be listed at end of your paper. For more information, refer to the APA Publication Manual (5th ed., 2001)
link:http://www.collegeboard.com/yes/fs/content.html. 

Thứ Hai, 30 tháng 8, 2010

WELCOME TO MY PAGE

Hi
My name is Nguyen Thi Thu Thuy.
Dr in Computer Science, UK.
Hope you enjoy my page.
Happy with your time!!!
Best regards,
Thuy